Va chạm với xe container, người phụ nữ đi xe máy tử vong
Theo Cục An toàn thông tin, tình trạng lừa đảo “việc nhẹ, lương cao” không còn là chiêu trò mới, nhưng thủ thuật tinh vi của các đối tượng vẫn luôn thành công thao túng tâm lý người dân khiến họ sập bẫy, nhất là dịp cận Tết Ất Tỵ 2025. Chẳng hạn mới đây, Cảnh sát hình sự tỉnh Quảng Ninh vừa tiếp nhận đơn trình báo của người đàn ông ở thành phố Cẩm Phả về việc bị lừa 1,7 tỉ đồng. Cụ thể, đầu tháng 1, ông nhận được lời mời làm cộng tác viên online tại nhà với nhiệm vụ tăng tương tác cho một sàn thương mại điện tử. Tiền hoa hồng sẽ được trả hàng ngày. Thấy công việc đơn giản, lại có thu nhập nên ông đã liên tục chuyển tiền vào số tài khoản được cung cấp để thực hiện "nhiệm vụ mua hàng". Tuy nhiên, khi đã chuyển đến 1,7 tỉ đồng, ông không rút được tiền gốc và tiền hoa hồng.Cục An toàn thông tin cho rằng với thủ đoạn trên, các đối tượng lừa đảo thường lập ra các Fanpage trên nền tảng Facebook với nội dung cung cấp dịch vụ hỗ trợ xây dựng gian hàng hoặc tuyển cộng tác viên làm việc online trên các sàn thương mại điện tử. Khi có người hỏi, nhóm lừa đảo sẽ sử dụng các tài khoản Facebook ảo kết bạn, làm quen, rủ rê họ mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, hướng dẫn làm các nhiệm vụ mua hàng để chiếm đoạt tài sản.Bản thân các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada hiện không có chương trình tuyển cộng tác viên cũng như làm nhiệm vụ để tăng tương tác cho sàn. Những lời mời gọi với nội dung tương tự đều là lừa đảo.Trước tình hình trên, người dân cần đề cao cảnh giác với các lời hứa hẹn về thu nhập cao, việc làm dễ dàng không cần bằng cấp. Thực hiện xác minh thông tin từ các nguồn chính thức, không tin tưởng vào những thông báo hoặc kênh thông tin không rõ ràng. Không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng hoặc mật khẩu cho bất kỳ ai. Thiết lập xác thực hai yếu tố cho tài khoản trực tuyến và cập nhật mật khẩu thường xuyên. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.Toyota Fortuner bản máy dầu đời cũ, giá 600 triệu đồng có hợp lý?
Ung thư ống mật thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh Cancer Research UK cho biết hơn 70% người bị ung thư ống mật sẽ tử vong trong vòng 1 năm sau khi chẩn đoán. Đây được xem là tỷ lệ cao vì nhiều loại ung thư có tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm chưa đến 30%. Nguyên nhân chính là do ung thư ống mật thường rất khó phát hiện. Bệnh âm thầm phát triển, đến khi xuất hiện triệu chứng thì đã ở giai đoạn tiến triển, theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ).Một số triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư ống mật mà mọi người không được bỏ qua gồm:Mệt mỏi và kiệt sức không rõ nguyên nhân là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh. Do đó, nếu cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không còn chút sức lực nào dù đã nghỉ ngơi thì hãy đến bệnh viện kiểm tra.Đau dưới xương sườn thường là do căng cơ, viêm gan, viêm túi mật hay loét dạ dày. Nếu đã uống thuốc nhiều ngày mà cơn đau này không khỏi thì có thể là do ung thư ống mật.Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, phổ biến là do khó tiêu và vấn đề đường ruột. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng kéo dài, tái đi tái lại thì cần phải đi khám.Không chỉ ung thư ống mật mà nhiều loại ung thư khác cũng gây mất cảm giác thèm ăn. Điều này là do một số khối u ung thư tiết ra các chất làm rối loạn điều hòa cảm giác thèm ăn của não, đặc biệt là vùng đồi dưới.Khối u phát triển trong ống mật có thể gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và gây viêm đường mật. Viêm đường mật thường đi kèm với sốt cao, rét run, vàng da.Phương pháp điều trị ung thư ống mật phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Những phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và một số phương pháp khác, theo Verywell Health.
Thắt ống dẫn tinh có ảnh hưởng đời sống tình dục nam giới?
Giải thích về cơn mưa trái mùa này, Th.S Lê Thị Xuân Lan, chuyên gia khí tượng thủy văn nói: Mưa trái mùa cũng không phải là hiện tượng hiếm xảy ra ở Nam bộ. Tuy nhiên, qua theo dõi và ghi nhận thực tế tại khu vực ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh) thì thấy lượng mưa khá lớn, có khả năng đạt đến 20mm, kéo dài khoảng 20 phút là tương đối bất thường.
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé xóm ve chai (hẻm 184, đường Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh) để tìm hiểu cuộc sống của những người lao động nghèo khi tết đến xuân về. Trong những câu chuyện mưu sinh đầy vất vả, chúng tôi xúc động và khâm phục khi chứng kiến tình bạn thiêng liêng và lòng nhân hậu sáng lên giữa xóm nghèo ấy. Đó là câu chuyện của bà Lê Thị Ánh Mai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Cảnh (57 tuổi, bị tai biến); 2 mảnh đời gắn bó, nương tựa nhau giữa muôn vàn khó khăn.Chúng tôi theo chân mọi người vào phòng trọ nhỏ của bà Mai và bà Cảnh. Trước cửa, ve chai, bìa carton chất đống. Diện tích phòng khoảng 10 m2, được lợp bằng tôn cũ rách nát, xộc xệch; còn sàn nhà lót bằng những tấm bạt chồng lên nhau. Bên trong, áo quần, xoong nồi treo ngổn ngang; đa phần đều là đồ cũ người ta cho hoặc 2 bà nhặt về tái sử dụng. Giá thuê trọ 1,5 triệu đồng/tháng, chưa tính tiền điện nước.Bà Cảnh không có gia đình, sống lay lắt qua ngày. Còn bà Mai chia tay chồng sớm, sống với mẹ và 2 người con. Hiện, con cái của bà Mai đã lập gia đình và cũng làm nghề nhặt ve chai.Thắc mắc về cơ duyên 2 người gặp nhau, bà Mai tâm sự, đó là năm 1995. Trong lúc đi nhặt ve chai gần nhà thờ Đức Bà (Q.1, TP.HCM) thì bà Mai thấy bà Cảnh ngủ ở vỉa hè nên tới bắt chuyện, làm quen. 3 tháng sau, bà rủ bà Cảnh về thuê phòng trọ ở chung.“Tôi thấy Cảnh không nơi nương tựa, lang thang ngủ ngoài đường, nhiều khi bị người ta đuổi, thương lắm. Cả tôi và bà ấy đều đồng cảnh nghèo, nên tôi mới ngỏ lời rủ bà về mướn trọ ở chung. Tuy nghèo nhưng có nhau, vậy mà vui”, bà Mai cười nói.Khoảng 6 năm trước, bà Cảnh bị tai nạn rồi dẫn đến tai biến. Từ đó, trí nhớ suy giảm, nói chuyện đứt quãng, khó khăn. Bà Cảnh dần quên đi nhiều thứ, kể cả quá khứ của chính mình; nhưng lạ thay, trong trí nhớ chắp vá ấy, bà Cảnh vẫn nhớ rõ bà Mai và 2 đứa con của bà Mai.Thỉnh thoảng, có hàng xóm qua hỏi thăm hay buông một câu đùa, bà Cảnh bật cười híp mắt; tay vung loạn xạ, nói không tròn câu nhưng ánh mắt ánh lên sự háo hức như đang giải thích cho mọi người hiểu điều gì đó.Ngoài bệnh tai biến, trí nhớ suy giảm, bà Cảnh còn bị bệnh tim, tiểu đường, tay phải bị liệt. Mỗi tháng tốn 700.000 đồng tiền thuốc men. Bà Mai là người hỗ trợ bà từ ăn uống, đến sinh hoạt cá nhân.Đều đặn mỗi ngày từ 7 giờ - 10 giờ và từ 20 giờ - 23 giờ; trên chiếc xe lăn do nhà hảo tâm tặng, bà Mai lại lặng lẽ đẩy bà Cảnh đi khắp các con hẻm ở Q.Bình Thạnh để nhặt ve chai mưu sinh.Hỏi về những khó khăn khi đi nhặt ve chai kiếm sống, bà Mai nói cực nhất là những ngày nắng gắt. Chỉ cần đẩy bà Cảnh đi khoảng 30 phút, đôi chân bà Mai đã rã rời, thở dốc như đứt hơi, phải dừng lại nghỉ lấy sức rồi mới tiếp tục hành trình. Nhưng dù nhọc nhằn, bà vẫn kiên trì, vì không thể để bà Cảnh ở nhà một mình.Trung bình mỗi ngày bà Mai lượm ve chai kiếm được 50.000 - 70.000 đồng. Để tiết kiệm chi phí, bà Mai dè sẻn chi tiêu. Bà thường chọn nấu ăn ở nhà và định mức chi tiêu một ngày không quá 50.000 đồng. Còn ngày nào không kiếm được tiền, bà Mai sẽ đi khắp nơi xem chỗ nào phát cơm miễn phí để xin về cho bà Cảnh.“Cảnh thích ăn cá, tôi thường kho thật mặn rồi ăn được 2 ngày. Lúc nào được người ta cho thêm 5.000 - 10.000 đồng thì mình chiên cá ăn được 1 ngày”, bà Mai tâm sự.Bà Mai chia sẻ, dù rất yêu thương nhau nhưng đôi khi 2 người cũng cãi nhau vì không hiểu ý. Tuy nhiên, 2 người không bao giờ giận nhau quá một ngày. “Hồi xưa người này lớn tiếng, người kia sẽ biết cách làm ngơ cho qua chuyện. Ở với nhau mấy chục năm không để bụng nhau hoài được. Mấy năm nay bà ấy bệnh, mình thương. Nhiều khi bực bội nhưng tôi không dám mắng, mình phải nhường nhịn một chút, lâu lâu tôi hay pha trò cho nhà cửa vui vẻ", bà Mai nói.Hỏi bà Mai kỷ niệm nào khiến bà nhớ nhất? Bà Mai nhìn sang bà Cảnh, rưng rưng nước mắt. Bà Mai nghẹn lại rồi nói, tuy 2 người không phải ruột thịt nhưng có duyên gần nửa đời người và bà xem bà Cảnh như em ruột.“Hồi đó, khi còn khỏe, 2 tụi tui cùng nhau đi nhặt ve chai, đồng lòng nuôi 2 đứa con của tui (đứa lớn 7 tuổi, đứa nhỏ 3 tuổi). Mỗi ngày, chúng tôi đi nhặt ve chai, hai đứa nhỏ ở nhà tự trông nhau. Nếu ai bệnh, người còn lại đi làm, gánh vác phần nặng hơn", bà Mai xúc động.Hỏi hàng xóm xung quanh, ai cũng biết hai bà không phải chị em ruột nhưng ở cùng nhau và thương nhau như gia đình. Bà Hồng (Q.Bình Thạnh) chia sẻ trong xóm ai cũng quý và ngưỡng mộ tình bạn của bà Mai và bà Cảnh. “Hai người ở với nhau lâu lắm rồi, 2 người rất yêu thương và đùm bọc nhau. Tôi rất cảm động với tình cảm và tinh thần vượt khó của gia đình họ”, bà Hồng bày tỏ.Bà Lương Thị Ngọc Thúy, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố 17 (P.26, Q.Bình Thạnh), xác nhận gia đình bà Mai và bà Cảnh ở xóm ve chai thuộc diện khó khăn suốt nhiều năm qua.“Tôi luôn đồng hành cùng gia đình bà Mai. Dù gia đình khó khăn nhưng bà Mai rất chịu khó. 2 người không phải họ hàng, ruột thịt nhưng cưu mang, giúp đỡ nhau để sống. Hiện tại 2 bà nhặt ve chai, sống bằng tình yêu thương của cộng đồng, bằng sự giúp đỡ của các sơ, hàng xóm và nhà hảo tâm”, bà Thúy thông tin.Như thông tin trước đó trong bài viết Tết cận kề xóm ve chai ở TP.HCM: 'Chỉ mong có được nồi thịt kho hột vịt', xóm ve chai có hơn 50 hộ dân, đến từ nhiều địa phương khác nhau nhưng đều chung cảnh nghèo khó. Họ bôn ba vào TP.HCM làm nghề nhặt ve chai, bán bé số... để sống qua ngày.Họ sống chen chúc nhau đến ngộp thở trong khu nhà trọ "ổ chuột" ẩm thấp, 4 vách lợp bằng tôn hầm hập và bí bách.Với tinh thần sẻ chia cho người lao động nghèo có một cái tết được đủ đầy và ấm cúng, ngày 27.1 (28 tết Ất Tỵ), Báo Thanh Niên cùng các nhà hảo tâm đến thăm và trao quà tết từ tấm lòng của bạn đọc và anh chị em bằng hữu.Tổng số tiền mặt và quà tặng đã trao có giá trị khoảng 400 triệu đồng đến các gia đình tại xóm ve chai (hay còn gọi là Xóm Ruộng, hẻm 184 Nguyễn Xí, P.26, Q.Bình Thạnh, TP.HCM).
Tài sản nào được công chứng ở tất cả các tỉnh, thành?
Ngày 11.3, UBND tỉnh Bình Phước vừa có quyết định chính thức về diện tích đất xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh, kể từ ngày 20.3.Theo đó, đối với diện đất nông nghiệp, khu đất có diện tích từ 200.000 m² đến dưới 300.000 m² được phép xây dựng công trình không quá 300 m²; khu đất có diện tích từ 300.000 m² đến 500.000 m² được phép xây dựng công trình không quá 400 m² và khu đất có diện tích trên 500.000 m² được phép xây dựng công trình không quá 500 m². Công trình chỉ được xây 1 tầng, không xây dựng tầng hầm và tại một vị trí trong khu đất. Vị trí phải nằm ngoài đất xây dựng các công trình, khu vực có hành lang bảo vệ an toàn theo Luật Đất đai năm 2024. Việc xây dựng công trình thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.Đối với công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa thì diện tích đất xây dựng không quá 500 m². Công trình chỉ được xây 1 tầng, không xây dựng tầng hầm, vị trí công trình được xây dựng tại một vị trí trong khu đất và phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.Đối tượng áp dụng được quy định gồm cơ quan nhà nước được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai; các cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sử dụng đất.UBND tỉnh Bình Phước cũng đã giao UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp không đúng quy định; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra vi phạm pháp luật trên đất thuộc địa bàn quản lý. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20.3.